AI: Dự báo 7 xu hướng trí tuệ nhân tạo hàng đầu năm 2022

Nếu nhìn vào vài năm gần đây, chúng ta đã thấy một bước nhảy vọt đáng kể trong cách Trí tuệ nhân tạo đang trở thành một phần không thể thiếu trong kế sách kinh doanh của nhiều công ty. Hành trình chuyển đổi số đã được khởi động nhờ Học máyTrí tuệ nhân tạo và do tình hình đại dịch, chúng ta đã chứng kiến ​​sự đổi mới đáng kể trong lĩnh vực công nghệ, sẽ đạt đến cấp độ mới vào năm 2022 và xa hơn.

Theo tuyên bố mạnh mẽ của Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của Google Inc, tác động của trí tuệ nhân tạo sẽ lớn hơn nhiều so với lửa và điện đối với nhân loại. Nghe có vẻ hơi cường điệu nhưng ý nghĩa của nó là năm 2022 sẽ chứng kiến ​​những bước phát triển mới trong lĩnh vực này và nó sẽ liên tục tạo ra những tiêu chuẩn mới.

Có bảy lĩnh vực mà trí tuệ nhân tạo sẽ có tác động to lớn vào năm 2022

  1. Tăng cường lực lượng lao động

    Người ta luôn lo sợ rằng máy móc hoặc robot cuối cùng sẽ thay thế lực lượng lao động của con người và thậm chí có thể khiến một số vai trò nhất định trở nên lỗi thời hoặc dư thừa. Nhưng điều đó khó trở thành thực tế, và chúng ta có cơ sở để nhận định. Thực tế là khi các công ty bắt đầu sử dụng máy móc để xử lý dữ liệu và tận dụng AI để diễn dịch dữ liệu, trích xuất thông tin có ý nghĩa từ chúng, thì lực lượng lao động của con người càng trở nên thích hợp hơn khi làm việc cùng với công nghệ như vậy.

    Giải pháp hạ tầng Deep Learning, Trí tuệ Nhân tạo - AI

    Nó sẽ khuyến khích lực lượng lao động nâng cao kỹ năng của họ và trở nên có nhận thức hơn trong cách tiếp cận. Nếu bạn nhìn vào một số lĩnh vực chẳng hạn như tiếp thị, người ta đã sử dụng AI để xác định đối tượng nào nên đuổi theo và đối tượng nào cần được loại bỏ. Trong các đội ngũ kỹ sư, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo là để xác định cơ sở cho việc bảo trì dự báo, từ đó khắc phục sự cố trong các hệ thống máy móc ngay cả trước khi nó xảy ra. Điều này cho thấy rằng trong mỗi ngành nghề, sẽ có sẵn các công cụ thông minh được điều khiển bởi AI, giúp các cá nhân trong ngành nghề đó làm việc hiệu quả.

  2. Mô hình ngôn ngữ hiệu quả

    Một lĩnh vực khác mà chúng ta có thể thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng máy móc là lập mô hình ngôn ngữ. Ý nghĩa của nó là việc sử dụng máy móc để giao tiếp với con người bằng ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được. Người ta cũng đang xem xét việc chuyển đổi ngôn ngữ của con người thành mã để máy móc có thực thi và chạy các ứng dụng.

    Một ví dụ có liên quan là bản phát hành gần đây của ứng dụng Open AI có tên GPT-3. Nó được cho là mô hình ngôn ngữ tiên tiến nhất từng được tạo ra, bao gồm 175 tỷ tham số – bao gồm các biến và điểm dữ liệu. Có thông tin cho rằng Open AI đã và đang nghiên cứu bản kế nhiệm cho GPT-3 và phiên bản tiếp theo này sẽ tiên tiến hơn rất nhiều và được gọi là GPT-4. GPT-4 ước tính có khoảng 100 nghìn tỷ thông số, có nghĩa là GPT-4 sẽ mạnh hơn GPT-3 500 lần.

  3. Trí tuệ nhân tạo trong an ninh mạng

    Mặc dù Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công bố mức độ nghiêm trọng của tội phạm mạng, không cần cao siêu như khoa học vũ trụ để biết rằng tội phạm mạng và tấn công mạng đang gia tăng. Khi chúng ta thấy ngày càng có nhiều máy móc tham gia vào mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta, thì nguy cơ tội phạm mạng tiềm ẩn và nó tiếp tục là một vấn đề nan giải.

    Logic rất đơn giản – bạn thêm nhiều thiết bị vào mạng của mình, nó sẽ tạo ra điểm hỏng hóc tiềm ẩn mà những kẻ tấn công có thể tận dụng để truy cập dữ liệu của bạn và sử dụng sai mục đích. Ngày nay, chúng ta cũng thấy rằng các mạng đang trở nên phức tạp từng ngày. Đây là lúc trí tuệ nhân tạo có thể đóng một vai trò quan trọng. AI có thể xác định các hình mẫu trong lưu lượng mạng và làm nổi bật các hoạt động đáng ngờ thông qua các thuật toán thông minh. Chúng ta có thể mong đợi sự phát triển đáng kể của AI trong lĩnh vực an ninh mạng.

  4. Metaverse & Trí tuệ nhân tạo

    Metaverse là một thuật ngữ được đặt ra cho một môi trường, cụ thể hơn là một môi trường số, nơi nhiều người dùng có thể làm việc và giải trí cùng nhau. Đó là một thế giới ảo, cũng giống như internet, nhưng mang lại những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt, và cơ chế của nó là “do người dùng, tạo ra cho người dùng”.

    Đã có những xôn xao trong giới truyền thông về chủ đề mới này kể từ khi Mark Zuckerberg nói về việc tạo ra một không gian như vậy, nơi sẽ có sự kết hợp giữa công nghệ ảo và nền tảng mạng xã hội của vị tỷ phú này – Facebook. Đó là một tuyên bố không cần nói nên lời rằng Trí tuệ nhân tạo sẽ là một thành phần quan trọng của metaverse. Nó sẽ cho phép người dùng tạo ra môi trường mà họ có thể là một phần và sẽ mang lại cho họ cảm giác bình dị, sau đó nâng cao khía cạnh sáng tạo của họ. Cũng sẽ có một tình huống mà con người sẽ chia sẻ những môi trường này với các cỗ máy AI để hoàn thành các nhiệm vụ và hoạt động khác nhau trong những môi trường đó.

  5. Low-code / No-code AI

    Một trong những thách thức lớn mà các công ty, tổ chức đang gặp phải hiện nay là sự thiếu hụt các kỹ sư AI thành thạo, những người có thể phát triển các công cụ và thuật toán cần thiết. Với sự ra đời của các giải pháp no-code (không cần lập trình) hay low-code, thách thức này có thể được giải quyết bằng cách cung cấp các giao diện đơn giản và trực quan, có thể được sử dụng để tạo các hệ thống phức tạp dựa trên Trí tuệ nhân tạo, về mặt lý thuyết.

    Nếu bạn nhìn vào một số công cụ để tạo website phổ biến, chúng là những công cụ không cần lập trình, nơi người dùng có thể chỉ cần kéo và thả các module, tính năng vào trang web cần tạo, và website đã sẵn sàng để được phát hành. Tương tự, các hệ thống no-code AI sẽ giúp tạo các ứng dụng thông minh bằng cách kết hợp nhiều module được tạo sẵn và đưa dữ liệu cụ thể vào chúng. NLP và Language Modeling là các công nghệ có thể được sử dụng để chuyển các lệnh bằng giọng nói để thực hiện các tác vụ khác nhau.

  6. Phương tiện giao thông do AI điều khiển

    Một lĩnh vực khác mà AI có thể sẽ đóng vai trò đầu não của một hệ thống sẽ là các phương tiện giao thông, chẳng hạn như ô tô, máy bay và tàu thuyền. Điều này sẽ cho phép các công ty liên quan mang đến những trải nghiệm di chuyển đặc biệt cho người dùng. Tesla là một ví dụ điển hình về những chiếc xe được điều khiển bởi AI, mang lại những trải nghiệm lái xe mới lạ. Hơn nữa, nó cũng đảm bảo ngăn ngừa tai nạn vì AI-engine tích hợp sẵn có thể thấy trước các chướng ngại vật sắp tới và ngăn chặn bất kỳ loại tai nạn đường bộ nào. Trung bình 1,3 triệu người chết vì tai nạn đường bộ mỗi năm. Vì vậy, nếu chúng ta nhìn vào những số liệu thống kê đáng báo động này, thì AI thực sự có vai trò quan trọng để ngăn chặn điều này xảy ra.

    Tesla xác nhận rằng ô tô của họ sẽ có khả năng tự lái, sẽ ra mắt vào năm 2022. Tuy nhiên, với khả năng rất nhỏ là nó có thể được bán ra thị trường năm 2022 tới đây. Chúng tôi cũng dự đoán việc sử dụng AI trong các con tàu biển, với sự xuất hiện của con tàu tự hành Mayflower (MAS) sử dụng một bộ phận trí tuệ nhân tạo của IBM.

  7. AI trong lĩnh vực sáng tạo

    Chúng ta đã nghe đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra âm nhạc, thơ ca và thậm chí cả trò chơi điện tử. Chúng ta dự kiến ​​sẽ được thấy các mô hình như GPT-4 và Google Brain sẽ cách mạng hóa hoàn toàn khái niệm AI trong sáng tạo nội dung và xác định lại các ranh giới mới, để giúp chúng ta hiểu về các khả năng. Chúng ta cũng sẽ thấy việc triển khai trí tuệ nhân tạo trong các công việc hàng ngày như tạo tiêu đề cho các bài báo và bản tin, tạo logo và infographic. Mặc dù sự sáng tạo là một kỹ năng của con người, nhưng chúng ta đang thấy nhiều khả năng hơn của máy móc có thể thực hiện những công việc này.

    Mặc dù chúng ta nhận thức được tiềm năng của AI và cách mọi người có thể khai thác những khả năng mà trí tuệ nhân tạo mang lại, nhưng vẫn luôn có một câu hỏi đặt ra là liệu có lĩnh vực hoặc tác vụ nào mà không cần đến AI hay không. Không chắc đó là điều mà chúng ta có thể nghĩ đến vào thời điểm này, bởi vì mỗi bước đi trong cuộc sống hiện tại, chúng ta đều thấy AI là một thành phần rất cần thiết.

____
Bài viết liên quan

Góp ý / Liên hệ tác giả