Dịch vụ đám mây bên trong hạ tầng điện toán siêu hội tụ – HCI

Hai “ngôi sao đang lên” trong thế giới CNTT ngày càng được nhìn nhận khi chúng chứng tỏ tính ưu việt. Đầu tiên là hệ thống siêu hội tụ (HCI), kết hợp các máy chủ và hệ thống lưu trữ trong các node để dựng thành các cluster có khả năng scale-out. Thứ hai, hạ tầng lưu trữ đám mây (cloud storage), đang nhanh chóng được sử dụng rộng rãi, với cơ chế vận hành hybrid và multi-cloud ngày càng đưa ra các lựa chọn thiết thực hơn bao giờ hết.

Vì vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng các nhà cung cấp đã bắt đầu kết hợp các sản phẩm HCI tích hợp chức năng cloud. Những hệ thống HCI được tích hợp tính năng cloud cho phép vận hành các hệ thống private cloud on-site, đồng thời cung cấp các kết nối đến nó và khả năng tương tác với các dịch vụ đám mây công cộng public cloud.

Các giải pháp HCI rất phù hợp để sử dụng làm nền tảng cho việc triển khai private cloud.

Tính năng lưu trữ được tích hợp vào các sản phẩm HCI, được cung cấp từ bên trong một máy ảo điều khiển lưu trữ (storage controller VM) – ví dụ trong trường hợp của Nutanix – hoặc từ ngay trên hypervisor (ví dụ, VMware với vSAN hoặc Scale Computing với Scribe).

Các nền tảng này hướng đến việc sử dụng các giao diện lập trình API, lấy các virtual instance làm đối tượng chính của việc quản lý. Không có khái niệm về LUN hoặc các volume cần phải quan tâm đến, hệ thống quản lý việc lưu trữ một cách tự động.

Sau đó là khả năng mở rộng dễ dàng của HCI. Các hệ thống siêu hội tụ được thiết kế để mở rộng/scale-out bằng cách thêm các node hay máy chủ vào một cụm, phần mềm bên dưới sẽ quản lý việc “gắn vào” (và “bỏ ra”) các tài nguyên từ cụm, cân bằng lại khi cần thiết.

Điều đó nhìn chung làm nổi bật việc tại sao HCI và đám mây lại phù hợp với nhau. Mô hình HCI giải quyết nhiều khía cạnh hoạt động của việc triển khai và quản lý cơ sở hạ tầng vật lý hiệu quả.

Vậy thì, những gì chúng ta nên tìm đến và những gì đang được cung cấp từ các nhà cung cấp dịch vụ trong thị trường hiện nay?

Yêu cầu tối thiểu đối với một hệ thống Cloud HCI

Trước tiên, hãy xem xét những gì cần thiết trong các sản phẩm HCI có hỗ trợ cloud để cung cấp các dịch vụ private cloud.

Tự động hóa / automation: Khi tài nguyên được “mua” bên trong cloud (chẳng hạn như máy ảo / VM), tài nguyên được cấu hình tự động cho người dùng. Và khi tài nguyên đó không còn cần thiết nữa, nó được dừng hoạt động bởi hệ thống. Điều này đòi hỏi tính tự động hóa ở cấp component (ví dụ như thiết bị lưu trữ) để tạo các đối tượng cần thiết, nó cũng là workflow để kết hợp các thành phần phù hợp với nhau.

Thị trường / Marketplace: Thị trường cung cấp dịch vụ cho các cấu hình. Trong doanh nghiệp, đây sẽ là một danh mục dịch vụ, nhưng trong các triển khai trên cloud, chúng ta có thể thấy sự phức tạp hơn. Thay vì chỉ cung cấp một máy ảo, Thị trường có thể cung cấp tùy chọn cấu hình virtual instance với một hệ điều hành (OS), chỉ định các yêu cầu bộ nhớ và lưu trữ, sau đó triển khai một ứng dụng, chặng hạn như MySQL.

Nhiều khách hàng / Multi-tenancy: Trong public cloud, multi-tenancy tương ứng với các tài khoản riêng biệt, nhưng trong private cloud, nó đảm bảo các bộ phận kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp được tách biệt với nhau từ góc độ truy cập (bảo mật) và hiệu suất.

Phân tích / Analytics: Việc phân tích ngày càng được sử dụng để theo dõi các hybrid cloud, để tối ưu hóa việc triển khai ứng dụng (chọn khu vực triển khai rẻ nhất), định vị và thu hồi tài nguyên bị bỏ quên, không còn sử dụng.

Nếu các giải pháp cung cấp một số tích hợp với đám mây công cộng, thì tính di động dữ liệu có thể được thêm vào danh sách ở trên. Tính di động cho phép các ứng dụng hoặc khối lượng công việc được di chuyển giữa các triển khai trên và ngoài dự án.

Private, Hybrid và Multi-cloud

Khi các đơn vị CNTT tìm cách áp dụng cloud trong các hình thức khác nhau, chúng ta có thể làm rõ các tiến trình hướng tới các cấp độ tích hợp đầy đủ nhất của việc triển khai hệ thống cloud.

Thứ nhất, các quy trình nội bộ thường trở nên giống với bản chất của cloud hơn. Nhiều bộ phận CNTT có thể thực hiện tốt theo hướng này, đưa ra danh mục dịch vụ, các khoản thanh toán hoặc hoàn tiền.

Trong khi đó, các đơn vị CNTT (hoặc tập trung hoặc thông qua một bộ phận kinh doanh riêng) thường sử dụng public cloud để cung cấp các tài nguyên cho việc development hoặc như một phần của chiến lược cloud.

Thách thức sau đó là việc phối hợp giữa public cloud và on-premise private cloud tại công ty để tạo nên một hệ thống lai hybrid cloud. Mức độ tương tác có thể đạt được giữa các vị trí phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm thiết kế ứng dụng, thời gian chờ ứng dụng có thể chấp nhận và khả năng di chuyển các workload (khối lượng xử lý) của ứng dụng giữa các vị trí.

Cuối cùng là Multi-cloud, ở đó các hoạt động tại chỗ được kết hợp với dịch vụ public cloud từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Điều này không có nghĩa là chạy tất cả workload ở tất cả các địa điểm, nhưng có thể đơn giản như việc chọn các nhà cung cấp cụ thể cho các ứng dụng cụ thể.

Góp ý / Liên hệ tác giả