Tự động hóa hạ tầng Điện toán Đám mây: Sử dụng chúng khi nào và ở đâu

Các công việc thủ công tốn nhiều thời gian và rất dễ dẫn đến sai sót. Giải phóng đội ngũ IT của bạn và đảm bảo cho một môi trường không có lỗi bằng cách thêm khả năng tự động hóa vào các quy trình điện toán đám mây.

Với hạ tầng điện toán đám mây, một công ty có thể tận dụng lợi thế của nhiều dịch vụ sẵn có mà rất khó hoặc tốn kém để nhân rộng. Tuy nhiên, môi trường đám mây có nhiều thứ hay di chuyển và việc quản lý chúng có thể trở nên cực kỳ phức tạp.

Các tác vụ và quy trình thủ công, chẳng hạn như “sizing” (thay đổi quy mô, dung lượng), cung cấp và cấu hình, thường lặp đi lặp lại. Ngoài ra, mọi thứ được thực hiện thủ công đều dễ xảy ra lỗi do con người tạo ra. Một sai sót nhỏ hoặc một cấu hình sai có thể để lộ lỗ hổng mà tin tặc có thể khai thác. Với khả năng tự động hóa hạ tầng đám mây, bạn hoàn thành các nhiệm vụ này một cách nhất quán và đáng tin cậy trong khi giải phóng các nhóm IT của mình cho các dự án khác.

Tự động hóa hạ tầng đám mây là rất quan trọng để duy trì một môi trường an toàn và đáp ứng nhanh. Cùng đọc tiếp để tìm hiểu lĩnh vực nào được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​tự động hóa.

Cloud Security – Bảo mật cho đám mây

Bảo mật cho đám mây là một chủ đề rộng lớn và phức tạp, vì vậy các đội IT cần phải bao phủ rất nhiều lĩnh vực để đảm bảo dữ liệu của họ được bảo vệ. Thời điểm một thiết bị hoặc quy trình được kết nối với internet, bề mặt tấn công sẽ mở rộng đáng kể. Ngoài ra, các tác vụ bảo mật thủ công dễ bị sai sót do con người; tự động hóa là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro. Có thể cân nhắc kết hợp các khả năng bảo mật tự động hóa trên đám mây quan trọng này vào quy trình làm việc của bộ phận IT.

Xác thực và ủy quyền. Sử dụng các dịch vụ thư mục dựa trên đám mây như AWS Identity and Access Management và Microsoft Azure Active Directory để quản lý người dùng. Kiểm soát truy cập thích hợp và một thư mục người dùng chạy tốt là yếu tố quan trọng để duy trì một môi trường an toàn. Chúng giúp tự động hóa việc kiểm tra quyền truy cập của người dùng và người dùng dễ dàng hơn và an toàn hơn.

Bảo mật đầu cuối. Bảo mật điểm cuối ngày càng khó khăn do sự gia tăng của các mối đe dọa từ các sáng kiến ​​BYOD. Các nhà cung cấp đám mây thường cung cấp một số quản lý điểm cuối – thường bao gồm cài đặt và gỡ bỏ ứng dụng tự động. Cân nhắc sử dụng các công cụ phát hiện mối đe dọa, như Azure Defender và Amazon GuardDuty, để giám sát môi trường của bạn và tự động hóa các tác vụ như cảnh báo và phản ứng với mối đe dọa.

Mạng và hạ tầng CNTT. Một mạng được cấu hình đúng có thể ngăn chặn những kẻ xâm nhập theo dõi đường đi của chúng. Trong Azure, ví dụ, sử dụng Network Security Groups để xác định cụ thể các dải địa chỉ có thể kết nối với bộ tài nguyên. Với cơ sở hạ tầng lớn, việc tự động hóa cung cấp và kết nối mạng giúp duy trì tính bảo mật và chức năng.


Xem xét một số tác vụ tự động hóa đám mây phổ biến

Lưu trữ đám mây và quản lý dữ liệu

Các doanh nghiệp có nhiều dữ liệu yêu cầu các chính sách và quy trình quản lý dữ liệu mạnh mẽ trên đám mây. Với lượng lớn dữ liệu được sinh ra liên tục, tự động hóa là rất quan trọng để lưu trữ và sao lưu vào đám mây.

Lưu trữ. Nhiều tổ chức lưu trữ dữ liệu trong các dịch vụ lưu trữ dựa trên đối tượng (Object Storage), chẳng hạn như Amazon S3, Google Cloud Storage và Azure Blob Storage. Nhưng dữ liệu trong các nhóm lưu trữ này đã được minh chứng là dễ bị lộ nếu đội ngũ CNTT không bảo mật chúng đúng cách. Sử dụng các giao diện lập trình của các dịch vụ này để dễ dàng xác minh tính bảo mật thích hợp của nhóm lưu trữ hoặc các dữ liệu chứa trong đó.

Sao lưu. Khi một hoạt động gặp sự cố, các tổ chức cần sao lưu thích hợp – dữ liệu và cả hệ thống bên dưới. Các hệ thống trong đám mây thường chạy trên máy ảo và nền tảng đám mây có hệ thống sao lưu và khôi phục tự động. Với việc phân đoạn và thiết lập mạng thích hợp, bạn có thể khôi phục định kỳ một bản sao lưu và xác minh các quy trình khôi phục hoạt động.

Ghi log. Với việc tăng cường giám sát và kiểm soát hạ tầng và các ứng dụng đám mây dẫn đến lượng lớn dữ liệu sinh ra do việc ghi log. Sử dụng các công cụ như AWS Centralized Logging, Azure Monitor và Google Cloud Logging để tổng hợp và tạo báo cáo tự động về các sự cố, các bất thường. Với các kỹ thuật nhận dạng nhật ký phù hợp, bạn có thể tự động hóa nhiều bước trong ứng phó và khắc phục sự cố. Điều này làm tăng năng suất của quản trị viên hệ thống và hoạt động để ngăn chặn các cấu hình sai và các mối đe dọa nhanh hơn nhiều.

Quản lý hạ tầng và môi trường phát triển

Một trong những cách tốt nhất để tự động hóa môi trường đám mây là thực hiện trong chính hạ tầng đó. Nó tiết kiệm thời gian, tránh cấu hình sai và cung cấp khả năng lặp lại.

Infrastructure as code. Tự động cung cấp các tài nguyên riêng lẻ hoặc toàn bộ cơ sở hạ tầng từ đầu bằng các công cụ như Puppet, Chef, Ansible và Terraform. Những công cụ này cũng có thể khôi phục tài nguyên từ các bản sao lưu nếu điều tồi tệ nhất xảy ra. Với Infrastructure-as-code, bạn có thể tự động hóa gần như mọi khía cạnh của môi trường của mình trên đám mây.

Containers. Đám mây cung cấp môi trường container dễ dàng và mạnh mẽ. Sử dụng các dịch vụ Kubernetes được quản lý như Google Kubernetes Engine, Azure Kubernetes Service và Amazon Elastic Kubernetes Service để giảm bớt phần lớn sự phức tạp của việc duy trì môi trường phát triển cho nhà cung cấp đám mây. Các nhà phát triển có thể tự động hóa việc triển khai Container để nhanh chóng tạo ra bất kỳ môi trường nào mà không cần lo lắng về các cấu hình cơ bản.

DevOps. Môi trường container có thể được tích hợp vào các quy trình DevOps và được cung cấp theo yêu cầu, hoặc theo tập lệnh. Ví dụ: Azure DevOps sử dụng các tập lệnh tích hợp YAML để tự động hóa các Git Repositories mới có thể được tích hợp thêm vào các development pipeline.

Góp ý / Liên hệ tác giả