Hiệu năng của Intel Optane NVMe trong môi trường vSAN

Lợi ích của việc sử dụng Intel Optane NVMe trong môi trường vSAN đã được giới IT nhắc đến gần đây, mặc dù các nội dung tiếp thị từ Intel có vẻ hơi đề cao về việc đẩy mạnh hiệu năng, bài viết sẽ đưa ra một số kết quả so sánh sau khi thực hiện một số benchmark và so sánh giữa Optane với SAS trong vai trò là thiết bị cache. Để cho khách quan, benchmark test được thực hiện trên cùng một máy chủ và network, điều duy nhất được thay đổi là các thiết bị cache được sử dụng trong các nhóm ổ cứng.

Cấu hình máy chủ:

  • 6x Dell PowerEdge R730xd
  • Intel Xeon CPU E5-2630 v3 @ 2.40GHz
  • 128GB RAM
  • 2x Dell PERC H730 Controllers
  • 2x Intel Dual Port 10Gb ethernet adapters (Configured with LACP)

Cấu hình nhóm ổ cứng cho phần test với SAS:

  • 3x Disk Groups
  • 3x 400GB SAS SSD per disk group
  • 1x 400GB SAS SSD per disk group

Cấu hình nhóm ổ cứng cho phần test với Optane:

  • 2x Disk Groups
  • 3x 400GB SAS SSD per disk group
  • 1x 750GB Optane NVMe P4800X per disk group

Mặc dù bạn có thể nói rằng các cấu hình không giống nhau, vì write buffer được giới hạn ở mức 600GB cho mỗi nhóm ổ cứng nên cả hai cấu hình có cùng số lượng write buffer, cấu hình SAS có nhiều ổ cứng phụ trợ hơn.

Với mục đích đo benchmark, chúng tôi đã sử dụng HCI Bench để tự động hóa thử nghiệm khối lượng công việc của Oracle VDBench và mỗi thử nghiệm dựa trên các thử nghiệm sau, thử nghiệm được thiết kế để tối đa hóa hệ thống do đó số lượng VMDK cao được sử dụng ở đây (250).

  • 50 Virtual Machines
  • 5 VMDKs per virtual machine
  • 2 threads per VMDK
  • 20% working set
  • 4k, 8k, 16k, 32k, 64k and 128k block size
  • 0%, 30%, 70%, 100% write workload
  • 900 second test time for each test

Kết quả như thế nào?

4K Blocksize:

 

8K Blocksize:

 

16K Blocksize:

 

32K Blocksize:

 

64K Blocksize:

 

128K Blocksize:

 

Như bạn có thể thấy Optane thực sự đã tăng hiệu năng mặc dù máy chủ được dùng để test không phải là platform lý tưởng cho các thiết bị Optane (Dell cho biết card đó sẽ không được chứng nhận trong 13G platform), tuy nhiên thực tế là khối lượng công việc được thiết kế để tăng tải tối đa cho hệ thống, trong một số trường hợp độ trễ đã giảm xuống gần một phần ba và throughput được tăng lên, trong vài trường hợp lên đến 3x.

Kết luận: Optane thực sự đáp ứng được mong đợi và đó không chỉ là thông điệp tiếp thị, dù vậy chúng tôi vẫn chưa thử nghiệm trên một hệ thống NVMe toàn phần để xem nó có thể thực sự được đẩy cao hiệu suất đến mức nào, nhưng chúng tôi hy vọng những con số trên có thể giúp bạn hiểu tại sao bạn nên coi Optane là lớp cache (caching tier) trong vSAN.

____
Bài viết liên quan
Góp ý / Liên hệ tác giả