Kiến trúc Cloud-Native là gì?

Hạ tầng IT cung cấp ở dạng “dùng ngay” (ready-to-use) là một lợi thế cho các ứng dụng phát triển theo kiến trúc cloud-native (được thiết kế từ gốc để chạy trên đám mây, hay còn gọi là “thuần đám mây”), cho phép các nhà phát triển truy cập và sử dụng lại các thành phần hiện có như ảo hóa dữ liệu, công cụ tạo workflow, dịch vụ cache, các rules và API. Anupam Kulkarni, Giám đốc điều hành & Đồng sáng lập, iauro Systems, chia sẻ cách các ứng dụng như vậy cung cấp cách tiếp cận độc đáo để nâng cấp quá trình tạo prototype, thiết kế, xây dựng và vận hành dựa theo mô hình “hạ tầng như một cấu trúc dịch vụ”.

Trong một ngành phát triển nhanh chóng như CNTT, việc theo dõi các xu hướng thúc đẩy tăng trưởng là điều cần thiết. Do đó, phát triển phần mềm đã có nhiều thay đổi trong các năm qua, và động lực lớn nhất của những đổi mới đó chính là Điện toán đám mây. Hiện đại hóa ứng dụng đã trở thành một tiêu chuẩn với các doanh nghiệp xây dựng môi trường nhanh nhạy, năng động phù hợp với nhu cầu thay đổi của khách hàng. Các ứng dụng cloud-native mang đến cho các nhà phát triển và kỹ sư cơ hội để tăng lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng.

Cloud-native là gì?

Với tính linh hoạt, khả năng mở rộng và khả năng phục hồi từ lõi của nó, cloud-native là một xu hướng CNTT thúc đẩy sự nhanh nhạy trong môi trường số. Các phương pháp tiếp cận sinh ra trong đám mây cho các ứng dụng dạng public, private hay hybrid đang dần trở thành sự lựa chọn rõ ràng cho các doanh nghiệp nhỏ đang tìm cách nâng cao vị thế của họ trong không gian trực tuyến. Điều này rất khác so với cơ sở hạ tầng truyền thống và thiết lập như vậy bao gồm quá trình chuyển dịch qua môi trường container (Kubernetes), microservices, API mở, DevOps và công nghệ phân phối liên tục.

Giải pháp ảo hóa hạ tầng lưu trữ

Tại sao chúng lại quan trọng?

Với kiến trúc cloud-native, chúng cho phép thoát khỏi những cái bẫy lâu đời, đồng thời tiết kiệm chi phí và tài nguyên. Theo báo cáo của The State of Cloud Native Development, được cùng cung cấp bởi Slash Data và The Cloud Native Computing Foundation (CNCF), “có hơn 6,8 triệu nhà phát triển đám mây trong ngành CNTT trên toàn thế giới. Các nhà phát triển làm việc đặc biệt với điện toán biên tìm thấy một cách sử dụng tuyệt vời cho Kubernetes và container. Việc sử dụng khác nhau tùy theo khu vực và APAC đã cho thấy sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là kể từ năm 2020, vì môi trường làm việc từ xa đã trở thành một tiêu chuẩn rất phổ biến.

Thời gian phát hành ra phần mềm nhanh hơn, năng suất của developer được cải thiện đáng kể và tỷ lệ phân phối tốt hơn nhiều chỉ là một phần nổi có thể nhìn thấy được của tảng băng chìm khi nói đến những lợi ích mà phương pháp này mang lại. Đặc biệt nó có ý nghĩa về mặt kinh tế nhất trong thời đại ngày nay! Hơn nữa, nó cũng đảm bảo các ứng dụng có thể được phát triển ở quy mô lớn, với các giao thức bảo mật tích hợp và lợi thế kinh nghiệm có sẵn. Những vấn đề này rất quan trọng khi hiểu biết về công nghệ của người tiêu dùng ngày nay ngày một nâng cao, những người mà các trải nghiệm của họ trên màn hình là cực kỳ quan trọng.

Làm thế nào để tích hợp Cloud-native vào các quá trình phát triển ứng dụng?

Hiện đại hóa các ứng dụng phù hợp với những cách tiếp cận mới này có thể sẽ rất phức tạp, tùy thuộc vào các mục tiêu và yêu cầu kinh doanh cụ thể. Cần chú ý đến giai đoạn lập kế hoạch, nó có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề thông thường.

  1. Đánh giá tình trạng hiện tại của kiến ​​trúc hệ thống: Phân tích bạn đang ở đâu trước khi bắt đầu cuộc hành trình này là một điểm khởi đầu rất quan trọng. Tiến hành đánh giá kỹ lưỡng các công cụ đã được sử dụng, các dịch vụ vi mô tại chỗ và mức độ sử dụng của kiến ​​trúc serverless trước khi bắt đầu sự thay đổi. Ngoài ra, hãy xem xét các quy trình ghi nhật ký, giám sát và bảo mật đã có từ trước.
  2. Hiểu xu hướng thị trường: Lập bản đồ xu hướng ngành theo kỳ vọng của khách hàng sẽ cung cấp cho các nhóm phát triển những hiểu biết sâu sắc về những trải nghiệm người dùng (UX) nào hữu ích và cái nào thì không. Kết nối với người dùng thực trên cơ sở thời gian thực cũng có thể tạo thêm giá trị.
  3. Xây dựng bằng chứng về tính thực tiễn (Proof Of Concept): Các khái niệm kỹ thuật nghe có vẻ tuyệt vời trên giấy, nhưng việc đưa chúng vào sử dụng thông qua bằng chứng thực tế về ý tưởng lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Phần mềm, đặc biệt là trên đám mây, có thể hoặc không hoạt động như mong đợi của nhà phát triển và người dùng. Do đó, điều cần thiết là phải minh họa chức năng một cách chi tiết để đảm bảo tiến độ dự án trước các deadline.
  4. Xây dựng tính nhanh nhạy trong doanh nghiệp: Phương pháp tiếp cận nhanh nhạy và dựa trên mô hình sprint cho phép các nhóm phát triển thực hiện phân phối liên tục (continuous delivery) thông qua các bước tối ưu hóa chi tiết. Môi trường hiện đại, mới hơn đẩy nhanh chu kỳ phát triển và nâng cấp cho kiểu làm việc truyền thống giúp các nhóm phát triển phát triển các giải pháp mang tính sáng tạo hơn.
  5. Tiến hành khâu testing một cách tự động và thường xuyên: Testing tự động (automated testing) để có chu kỳ phát hành nhanh hơn là một lợi ích rõ ràng. Funtional testing, destructive testing và load testing – tất cả cần được xem xét trước và sau quá trình hiện đại hóa. Các phương pháp tiếp cận do nhóm DevOps chủ trì sẽ hữu ích ở đây.

Cloud-native, khi được triển khai đúng cách, có tiềm năng thay đổi hoàn toàn ngành phát triển phần mềm. Theo cách tiếp cận này, từng bước một sẽ tạo ra tác động kinh doanh đáng kể.

____
Bài viết liên quan

Vanito Hoang

Góp ý / Liên hệ tác giả

Nhất Tiến Chung sẵn sàng chạy BOM, báo giá, tư vấn tận nơi mọi giải pháp của các hãng và theo yêu cầu riêng đến với Quý doanh nghiệp. Vui lòng liên hệ:

Trung tâm Giải pháp NTC
Hotline: 1900 558879 #2
Email: presales@nhattienchung.vn